clock

Bất Động Sản

08:02 23-10-2023

Một phân khúc bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái “đóng băng” trên toàn khu vực miền Trung

Cả nguồn cung lẫn sức cầu bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận đều rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong suốt 3 tháng (từ tháng 7/2023 đến hết tháng 9/2023).

Một phân khúc bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái “đóng băng” trên toàn khu vực miền Trung - Ảnh 1.

Nếu phân khúc căn hộ, đất nền khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…có tín hiệu giao dịch trong quý 3/2023 thì bất động sản nghỉ dưỡng (biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse nghỉ dưỡng, condotel) tiếp tục trải qua trạng thái “đóng băng” cả nguồn cung lẫn giao dịch.

Báo cáo thị trường này của DKRA Group chỉ ra, ở loại hình biệt thự nghỉ dưỡng, trong quý 3/2023 không ghi nhận nguồn cung mới, thị trường rơi vào trạng thái “ngủ ông” khi liên tục không có dự án mới mở bán trong hơn 1 năm qua. Hầu hết nguồn cung đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ đã mở bán trước đó.

Cùng với đó, sức cầu chung thị trường ở mức thấp, lượng tiêu thụ sơ cấp giảm xấp xỉ 59% so với cùng kỳ, giao dịch tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà và được quản lý vận hành bởi đơn vị quốc tế 4 - 5 sao.

Một phân khúc bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái “đóng băng” trên toàn khu vực miền Trung - Ảnh 2.

Mặt bằng giá bán sơ cấp không biến động so với cùng kỳ năm trước và vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 9.1 - 131.1 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên, các chính sách chia sẻ lợi nhuận/doanh thu, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất,... vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.

Tâm lý e ngại của nhà đầu tư giữa bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ cũng như tốc độ tăng trưởng du lịch chưa như kỳ vọng phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường khiến thanh khoản vẫn khá khiêm tốn.

Ở loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng tình hình cũng diễn ra tương tự. Nguồn cung mới không ghi nhận mở bán trong quý, thị trường rơi vào trạng thái “đóng băng”. Phần lớn nguồn cung đến từ dự án sơ cấp đã mở bán từ năm trước, tuy nhiên không có giao dịch nào được ghi nhận.

Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ, mức giá chào bán hiện tại dao ộng từ 7.1 - 16.3 tỷ đồng/căn.

 

Giữa bối cảnh thị trường khá trầm lắng, tình hình du lịch chưa tăng trưởng như kì vọng cũng như mặt bằng lãi suất dù hạ nhiệt nhưng vẫn khó tiếp cận đã tác ộng tiêu cực đến thị trường, thanh khoản dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Một phân khúc bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái “đóng băng” trên toàn khu vực miền Trung - Ảnh 3.

Tình hình hoạt động của loại hình condotel còn tệ hơn khi 9 tháng năm 2023 không có dự án mới mở bán. Sức cầu vẫn ở mức thấp, lượng tiêu thụ sơ cấp chỉ bằng 4% so với cùng kỳ, giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án đã bàn giao nhà và đi vào vận hành với tổng giá trị khoảng 2.0 - 3.5 tỷ đồng/căn.

Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến ộng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị trường ghi nhận một số tin rao thứ cấp với mức giá giảm 10% - 15% so với giá bán trên hợp đồng, chủ yếu tập trung ở những nhóm khách hàng sử dụng đòn bẩy ngân hàng.

Một phân khúc bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái “đóng băng” trên toàn khu vực miền Trung - Ảnh 4.

Dự báo của DKRA Group, nguồn cung loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục duy trì ở mức thấp. Thanh khoản thị trường dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có những đột biến trong ngắn hạn. Mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì ổn định. Các chính sách hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, giãn tiến độ thanh toán,… vẫn tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.