Văn Hóa
08:17 10-11-2020Quy tắc vàng: Xử lý sa thải nhân viên bằng lòng nhân ái
Sẽ có thêm nhiều đợt sa thải do ảnh hưởng kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây ra. Đương nhiên, không nhà lãnh đạo nào muốn sa thải nhân viên mình cả, nhưng nếu trong tình huống bắt buộc, bạn có thể làm điều đó một cách chân thành để xoa dịu nỗi đau, cũng như cho họ hy vọng mới vào tương lai. Tất cả gói gọn trong bài học “xử lý sa thải với lòng nhân ái”, do nhà lãnh đạo cấp cao Deb Boelkes chia sẻ.
Deb Boelkes không chỉ là một hình mẫu lãnh đạo lý tưởng, chân thành, mà cô cũng là người đi đầu trong khả năng tạo ra những môi trường làm việc tốt nhất, với hơn 25 năm đào tạo các mô hình nhân sự, và công ty cô điều hành liên tục đứng trong top 150 công ty công nghệ cao của Fortune.
Đồng thời, Deb đã làm hài lòng và truyền cảm hứng cho hơn 1.000 khán giả khắp Bắc Mỹ, xoay quanh các vấn đề liên quan tới nhân sự và môi trường làm việc.
Vào tháng 3/2020, thế giới hứng chịu một cú sốc lớn. Khi nền kinh tế chững lại, tình trạng sa thải nhân viên ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Sáu tháng sau, đại dịch vẫn tiếp diễn và vì thế việc sa thải cũng vậy. Hàng trăm nghìn công nhân hầu hết trong các ngành như du lịch lữ hành, giải trí và mỹ phẩm đã mất việc làm, để lại những hệ lụy khôn lường.
Rõ ràng, đây là một viễn cảnh nghiệt ngã đối với nhân viên, nhưng cũng khó đối với các nhà lãnh đạo.
Điều đặc biệt là bạn hãy dùng lòng trắc ẩn, sự chính trực, chân thành và đảm bảo rằng, nhân viên thoải mái ra đi và vẫn còn niềm tin trên còn đường phát triển trong tương lai ở một môi trường khác.
Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã cố gắng trở thành người lãnh đạo chân thành, chỉnh chu trong hành động, ngay cả khi phải để một nhân viên ra đi.
Trên hết, hãy tuân theo quy tắc vàng
Nếu bạn phải sa thải ai đó, cách tiếp cận tốt nhất để thực hiện là: đối xử với người khác như cách bạn mong muốn người khác sẽ làm y vậy với mình. Quy tắc Vàng là một nguyên tắc chỉ đạo mà các nhà lãnh đạo nên sống và áp dụng mỗi ngày, nhưng nó không bao giờ là vô nghĩa khi nhân viên gặp khó khăn nhất.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ muốn được đối xử như thế nào nếu bạn bị mất việc, và vượt qua điều đó ra sao, thì bạn hãy dùng tất cả những gì bạn có, có thể là lòng trắc ẩn, sự chính trực, chân thành để chia tay với họ.
Khi bạn phải báo tin sa thải nhân viên, hãy xem xét các nguyên tắc sau:
Trung thực và minh bạch. Hãy nói với nhân viên những gì bạn biết ngay sau khi bạn nhận được thông tin. Tránh trường hợp mập mờ, do dự khiến nhiều người phải suy nghĩ hoang mang, suy diễn, tạo ra nhiều tâm lý, trạng thái tiêu cực.
Phổ biến, trao đổi chính xác cách bạn đi đến quyết định sa thải mọi người. Ví dụ: bạn có thể dẫn dắt mọi thứ bằng viễn cảnh giải thích Covid-19 đang phá vỡ tình hình kinh doanh công ty như thế nào. Tôn trọng nhân viên, và tiếp thu ý kiến của họ trước thông báo này. Bài học mạnh dạn chia sẻ, chịu khó lắng nghe đều hội tụ ngay quy trình này.
Hãy thật rõ ràng về những gì sẽ xảy ra tiếp theo: khung thời gian làm việc còn lại sẽ như thế nào, thời gian sa thải chính thức hiệu lực khi nào, hình thức ra sao.
Nói với họ những gì ưu đãi còn lại họ có thể có được khi rời công ty. Cái này tùy thuộc vào tình hình, chính sách hỗ trợ riêng của mỗi công ty.
Đảm bảo với họ rằng, họ bị sa thải không phải lỗi của họ (nếu đã xác minh).
Có thể bạn không thể ở bên cạnh họ về mặt thể lý, nhưng bạn có thể ủng hộ họ về mặt tinh thần.
Deb Boelkes thẳng thắn chia sẻ: "Trong sự nghiệp đầu tiên, tôi đã phải rời bỏ đội ngũ của mình khi làm việc cho AT&T. Khi thành viên nhóm bước vào văn phòng của tôi, tôi ra hiệu cho anh ấy ngồi trên ghế sofa, thay vì ngồi chiếc ghế ở phía đối diện bàn làm việc của tôi.
Tôi ngay lập tức bước ra từ phía sau bàn làm việc của mình và ngồi ngay bên cạnh thành viên trong nhóm của mình, quay về phía anh ấy.
Tôi đã ở ngay bên cạnh nhân viên này, khi tôi trình bày chi tiết những gì sắp xảy ra. Rõ ràng, sự gần gũi góp phần duy trì kết nối tinh thần và thể hiện rõ sự quan tâm, tôn trọng của bạn khi phải đưa ra một tin xấu đối với họ".
Cũng khi đó, hãy nói ra những điểm mạnh độc đáo của họ và trấn an họ rằng, họ sẽ có thể tận dụng những điểm mạnh đó một lần nữa ở một môi trường khác. Và đảm bảo với người đó rằng, những khoảng thời gian khủng khiếp này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Giúp họ suy nghĩ về bước tiếp theo
Nếu được, bạn có thể thảo luận với họ về những gì họ thực sự muốn làm trong tương lai. Suy nghĩ về loại công việc mà họ muốn có. Xem xét các loại công ty trong khu vực địa phương hoặc nơi khác có thể là cơ hội tốt để họ làm những việc họ thực sự muốn làm, bằng sự hiểu biết, nhạy cảm của một nhà lãnh đạo có được.
Và bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp họ có được công việc mơ ước. Gọi điện cho bất kỳ địa chỉ liên hệ nào bạn quen biết, và hỏi về các cơ hội việc làm tiềm năng để bạn dẫn lối cho nhân viên sau khi bị sa thải.
Nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến ai đó, với những gì bạn làm ở trên với họ, một ngày nào đó bạn cũng dễ dàng đưa người đó trở lại công ty sau nhiều “sóng gió”.
"Khi tôi phải sa thải đội ngũ của mình tại AT&T, mỗi nhân viên đều có được những vị trí tốt hơn, thú vị hơn sau đó. Một số ít bắt đầu việc kinh doanh của riêng họ. Điểm mấu chốt ở chỗ, để họ ra đi không đồng nghĩa chấm dứt cuộc đời của họ với bạn", Deb Boelkes chia sẻ.
Tin liên quan
- Thứ chất lỏng đắt đỏ nhất thế giới, 1 lít có giá tới 10 triệu USD: Nhắc tên đã thấy nguy hiểm, nhưng được dùng để cứu sống hàng triệu người
- Một nhà hàng ở ngoại thành Hà Nội có view đẹp, báo Mỹ cũng khen hết lời
- Từ bỏ công việc freelancer sau 20 tháng, tôi nhận ra làm văn phòng giờ hành chính là chân ái cuộc đời
- Thực hư một bữa ăn cua hoàng đế giá 20 triệu đồng